Phương pháp khâu vết mổ thẩm mỹ trong phẫu thuật nâng ngực

  • 08/07/2024 19:24:52

Vết mổ thẩm mỹ đẹp mắt là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến vẻ đẹp của vòng 1 sau phẫu thuật nâng ngực mà bất cứ khách hàng nào cũng quan tâm.

Xem thêm clip Bác sĩ Hồ Cao Vũ lý giải rõ hơn về phương pháp khâu vết mổ thẩm mỹ trong phẫu thuật nâng ngực

Tìm đến phòng khám tư vấn tạo hình thẩm mỹ để xin tư vấn, nữ khách hàng trẻ được Ths.Bs Hồ Cao Vũ giải đáp nhiều thắc mắc về kỹ thuật Dual plane cắt cơ tạo hình bầu ngực cũng như phương pháp khâu vết mổ thẩm mỹ trong nâng ngực sao cho sau quá trình nâng ngực trở về vòng 1 trông tự nhiên, mềm mại và tránh được trường hợp để lại sẹo xấu ở khu vực này.

Nâng ngực Dual Plane:

Ths.Bs Hồ Cao Vũ đang công tác tại khoa ngoại bệnh viện Chợ Rẫy và đã có hơn 10 năm trong nâng ngực cho biết Dual Plane là kỹ thuật thường quy trong phẫu thuật nâng ngực Harmonic của ông. Trong hơn 1.000 ca nâng ngực, Harmonic Dual Plane là kỹ thuật để cắt cơ tạo hình cực dưới của bầu ngực mềm mại và tròn trịa.

Kỹ thuật Dual plane không có giá trị trong phòng ngừa bao xơ, lộ túi. Vì vị trí tạo hình chủ yếu ở cực dưới bầu ngực, khi bác sĩ phẫu thuật tạo khoang vừa đủ, bảo tồn phầm mô mềm cần thiết che phủ túi sẽ tránh được lộ túi.

Kỹ thuật Dual Plane trong phẫu thuật nâng ngực đã có từ nhiều năm trước, được công bố và giới thiệu bởi bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ người Mỹ John Tebbetts vào năm 2001.

Dual Plane không phải là phương pháp phẫu thuật mà là kỹ thuật cắt cơ, giúp định vị lại phần cực dưới bầu ngực, cho phép túi độn trải đều tạo bầu ngực tròn trịa, mềm mại. kết quả kỹ thuật hoàn toàn phụ thuộc vào bác sĩ thực hiện và phương cách phẫu tích.

Phương pháp khâu vết mổ thẩm mỹ trong phẫu thuật nâng ngực

Tất cả bác sĩ khi chọn đặt túi ngực dưới cơ phải thực hiện kỹ thuật Dual plane bóc tách, cắt cơ ngực lớn để tạo hình bầu ngực dưới được đẹp hơn. Nhưng tùy vào kỹ thuật và tình trạng của từng khách hàng bác sĩ sẽ chọn kỹ thuật Dual plane I, II hay III.

Kỹ thuật Dual Plane I phù hợp với chị em ngực lép, mô và tuyến vú ít. Túi ngực sẽ được nằm ở hai mặt phẳng và khoảng 2/3 túi ngực sẽ được cơ giữ bao phủ phần bên trên, bác sĩ dùng dao siêu âm cắt cơ cho khoảng hơn 1/3 để túi sẽ nằm cực dưới theo vị trí được xác định.

Kỹ thuật Dual Plane II phù hợp nhất cho những khách hàng muốn cải thiện hình dạng và kích thước ngực đồng thời giải quyết tình trạng sa trễ độ 1,2. Túi ngực được bao phủ bên trên khoảng 65% là cơ, 35% bên dưới là mô tuyến.

Kỹ thuật Dual Plane III giải phóng mô vú cao hơn đến ngang mức núm vú, cho phép túi độn ngực trải rộng phần dưới của vú đến một mức độ lớn hơn. Túi ngực được bao phủ bên trên khoảng 50% là cơ, 50% bên dưới là mô tuyến.

Kỹ thuật Dual plane phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ thực hiện, không phải do khách hàng lựa chọn, mỗi khách hàng có tình trạng khác nhau bác sĩ sẽ thăm khám và cho chỉ định về thể tích, hình dáng của túi ngực, vị trí đuờng mổ, phương pháp phẫu thuật, kỹ thuật Dual plane I, II, III…

Phương pháp khâu vết mổ thẩm mỹ trong nâng ngực:

Chị em đang muốn nâng cấp “vòng 1” bằng cách nâng ngực nhưng lại băn khoăn liệu tân trang xong có để lại sẹo hay không. Thực tế thì nâng ngực giúp chị em sở hữu vòng 1 quyến rũ trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, nâng ngực dù bằng phương pháp nào đi nữa như cấy mỡ tự thân, treo ngực sa trễ hay nâng ngực nội soi đều sẽ để lại sẹo dù ít hay nhiều. Vị trí, kích thước, hình dáng vết sẹo sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, kỹ thuật của bác sĩ…

Thông qua buổi tư vấn của Ths.Bs Vũ với nữ khách hàng trẻ sẽ thấy, bên cạnh việc giải thích cho khách hàng hiểu rõ hơn về phương pháp nâng ngực Dual Plane, Ths. Bs Hồ Cao Vũ cũng trình bày sơ qua về quá trình khâu vết mổ sau nâng ngực để sao cho khi khách hàng trở về, tránh bị trường hợp để lại sẹo xấu ở khu vực này.

Phương pháp khâu vết mổ thẩm mỹ trong phẫu thuật nâng ngực

Theo đó Bs Vũ cho biết vì chỉ là vật lạ nên trong quá trình khâu, đối với các trường hợp khách hàng muốn cắt chỉ, bác sĩ sẽ khâu lớp trung bì lui xuống về hướng hạ bì. Còn với trường hợp khách hàng không muốn cắt chỉ, bác sĩ sẽ khâu từ rốn hướng về lớp thượng bì nhiều hơn để cho hai mép sát với lớp thượng bì, sau đó sẽ dùng keo sinh học dán lại cố định hai bên mép mổ là được. Hai cách này đều đem lại kết quả giống nhau về mặt thẩm mỹ.

Sẹo là vùng mô sợi thay thế da bình thường sau phẫu thuật, một phần tự nhiên của quá trình chữa lành của cơ thể. Việc nâng ngực để lại sẹo là do quá trình phẫu thuật sẽ gây tổn thương cho da và mô mềm dưới da. Các kỹ thuật nâng ngực sẽ thông qua việc cắt 1 vết thương xung quanh “núi đôi” để tiến hành loại bỏ hoặc điều chỉnh và tạo ra hình dáng ngực mới. Sau đó, da được kéo lại và đường cắt được đóng lại bằng cách khâu.

Sẹo mỗi người sẽ có tốc độ lành thương và thẩm mỹ khác nhau. Sau vài tuần, vết sẹo mới hình thành có thể có cảm giác cứng, căng, nhô lên hoặc gập ghềnh. Theo thời gian, sẹo sẽ mềm, mịn và bớt đỏ hơn, sẽ tiếp tục lành trong 12 đến 18 tháng sau phẫu thuật nâng ngực. Trong phẫu thuật nâng ngực, sẹo bên trong cơ thể gọi là bao xơ, sẹo bên ngoài cơ thể gọi là sẹo lồi hoặc sẹo giãn.

Ths. Bs Hồ Cao Vũ cho biết, trong phẫu thuật nâng ngực ngoại trừ yếu tố do cơ địa, thì nguyên nhân dẫn đến sẹo xấu đến từ kỹ thuật của bác sĩ và quá trình chăm sóc của khách hàng.

4 nguyên nhân hàng đầu thường gây ra sẹo xấu sau nâng ngực thẩm mỹ:

Phương pháp khâu vết mổ thẩm mỹ trong phẫu thuật nâng ngực

Sử dụng dao đốt điện gây phỏng mô: dao đốt điện không kiểm soát được nhiệt lượng, khi đốt nhiều dẫn đến khách hàng đau đớn sau mổ, sẹo lâu lành và không đẹp… Đây là những yếu tố làm chậm quá trình lành thương, dẫn đến sẹo xấu sau nâng ngực.

Vết mổ bị nhiễm trùng sau nâng ngực gây sẹo xấu: Vết thương bị nhiễm trùng làm chậm tốc độ lành vết thương. Trường hợp vết thương nhiễm trùng nặng có nguy cơ gây hoại tử ngay vết mổ, hình thành sẹo lồi, co rút, sẹo xấu ảnh hưởng nhiều về thẩm mỹ.

Vết mổ chịu lực căng: Tất cả các vết mổ đều có một nguyên tắc tạo sẹo giãn nếu chịu lực căng trong thời gian dài, đặc biệt trong phẫu thuật nâng ngực. Khi đường mổ chịu lực của túi ngực, mô, tuyến.

Những trường hợp thường xuyên bị sẹo giãn sau nâng ngực có thể kể đến:

Đường mổ chân ngực: Nếu túi ngực quá to, mô và tuyến vú nhiều thì trọng lực dồn vào đường mổ rất lớn dễ dẫn đến sẹo giãn. Những khách hàng có cơ địa da trắng mỏng có thể tạm chấp nhận khi vết mổ khó thấy, nhưng với cơ địa da dầy và sạm màu đường mổ ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ.

Nâng ngực và thu quầng vú cùng một lúc: Với những phụ nữ sau sinh bé, sa trễ là tình trạng thường xảy ra, từ độ 1 đến độ 3 (một số ít trường hợp độ 4) phương pháp thường được tư vấn là nâng ngực có đặt túi kết hợp với treo sa trễ cùng một lúc với vị trí đường mổ quầng vú, hoặc vạt T, I. Đường mổ này chính là nơi chịu lực căng khi đặt túi ngực vào, qua thời gian dẫn đến sẹo giãn, sẹo lồi không thẩm mỹ, đặc biệt khi da quá căng do cắt da nhiều hoặc túi to.

Để có một vết sẹo nâng ngực thẩm mỹ cần các yếu tố gì?

Hạn chế gây tổn thương và chảy máu trong phẫu thuật

Phương pháp khâu vết mổ thẩm mỹ trong phẫu thuật nâng ngực

Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực phải cẩn thận trong lúc phẫu thuật không thao tác thô bạo tránh làm tổn thương mô, tuyến vú. Duy trì cầm máu tốt trong phẫu thuật rất quan trọng, giúp giảm thiểu sự hình thành khối máu tụ và huyết thanh, cả hai đều có thể cản trở quá trình lành vết thương và cuối cùng gây ra xơ hóa dưới da và biến dạng sẹo lâu dài.

Nếu trong phẫu thuật nâng ngực loại bỏ hoàn toàn dao đốt điện, sử dụng dao siêu âm Ultrasonic surgical scalpel cầm máu tốt, hạn chế làm tổn thương mô, ca mổ sạch giúp quá trình lành thương diễn tiến tự nhiên và nhanh chóng, vết mổ khô ráo, sẹo thẩm mỹ hơn. Sau phẫu thuật nâng ngực không cần dùng thêm thuốc bôi sẹo, thuốc giảm đau hay kháng sinh.

Tránh cho vết mổ chịu lực căng

Với những phụ nữ sau sinh bé bị sa trễ từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 thường được chỉ định nâng ngực có đặt túi kết hợp treo sa trễ, tuy nhiên để tránh sẹo xấu, Ths.Bs Hồ Cao Vũ khuyên bệnh nhân nên chọn một trong hai phương án: treo sa trễ chờ ổn định sau 6 tháng rồi hãy đặt túi ngực hoặc đặt túi ngực chờ ổn định sau 6 tháng hãy thu quầng vú, treo sa trễ. Khi đó vết mổ ổn định và ít, không còn chịu lực căng, sẹo thẩm mỹ hơn.

Chăm sóc vết mổ sau nâng ngực như thế nào để tránh gây ra sẹo xấu:

• Để duy trì sức khỏe và tăng cường quá trình phục hồi vết thương sau phẫu thuật nâng ngực, việc vệ sinh vết thương cần được thực hiện một cách cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.

• Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là rất quan trọng, vì da non đang phục hồi có thể tăng sản xuất sắc tố melanin, gây thâm, sẫm màu ở khu vực vết thương.

• Hạn chế hoạt động mạnh cũng là một yếu tố quan trọng để tránh ảnh hưởng đến quá trình lành của vết thương. Tránh hoạt động vùng vai và ngực trong 3 tháng đầu.

• Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng là quan trọng để cung cấp năng lượng và hỗ trợ cơ thể trong quá trình phục hồi vết thương.

LIÊN HỆ TƯ VẤN PHẪU THUẬT THẨM MỸ TẠO HÌNH

* Số điện thoại: 0911413443

* Xem video thực tế tại:

https://www.youtube.com/channel/UCDxN1NeFVkBaT9wl2k4avoQ

* Hình ảnh thực tế ca phẫu thuật tại:

https://tuvanthammytaohinh.vn/tai-lieu/hinh-anh/

Phương Quỳnh

Tin Cùng Mục

Tin Mới Nhất

Phương pháp khâu vết mổ thẩm mỹ trong phẫu thuật nâng ngực - Dáng Đẹp

  • Tin Mới Nhất
  • Đọc Nhiều